Tìm hiểu Ngành Tư Vấn Quản Trị đáng mơ ước trong 5 phút!

“Management Consulting – Tư vấn quản trị” từ lâu đã là một ngành “hot”, đặc biệt là tại các nước phát triển. Và trong vài năm gần đây, ngành tư vấn quản trị đã dần thu hút được sự chú ý của các bạn trẻ tại Việt Nam. Với mức lương khởi điểm lên đến hàng ngàn đô la và cơ hội việc làm rộng mở trên khắp thế giới, ngành tư vấn quản trị đang trong tầm ngắm và được rất nhiều bạn trẻ ao ước chinh phục.

1. Tư vấn quản trị – Management Consulting là gì?

 Ngành tư vấn quản trị, như chính cái tên của nó, là một ngành thuộc mảng tư vấn. Cụ thể hơn, ngành tư vấn quản trị sẽ cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp để giải quyết những vấn đề phức tạp mà những doanh nghiệp này đang gặp phải bằng cách đưa ra những lời khuyên qua việc nhận định, tổng hợp, phân tích,… 

Ví dụ:

  • Công ty A mong muốn mở rộng thị phần của mình. Liệu công ty A có nên mua lại công ty B để thực hiện mục đích này hay không?

  • Công ty C đang gặp phải tình trạng sụt giảm lợi nhuận? Liệu vấn đề nằm ở đâu và giải pháp khắc phục là gì?

  • Chính quyền địa phương D đang có ý định đầu tư cho dự án xây dựng khu đô thị mới. Liệu họ có nên đầu tư và giá trị thu lại là như thế nào?

Những ví dụ nêu trên là một số vấn đề điển hình mà ngành Management Consulting cần giải quyết cho khách hàng của mình.

2. Vai trò của ngành tư vấn quản trị 

Trên thực tế, ngành tư vấn quản trị thực sự rất đa dạng về vai trò, chẳng hạn như:

  • Tư vấn chiến lược (Strategy Consulting): Đây có thể xem là mảng lớn nhất và đóng vai trò quan trọng nhất của ngành tư vấn quản trị. Danh mục này hướng tới các quyết định cấp cao của công ty, có thể bao gồm: tư vấn các thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), các vấn đề về lợi nhuận, chiến lược thâm nhập thị trường hay thậm chí là tư vấn chính sách công cho Nhà nước,…

  • Tư vấn vận hành (Operations Consulting): Mảng này sẽ đi sâu hơn vào từng khía cạnh cụ thể của doanh nghiệp như Sales & Marketing, Technology, Supply Chain,…

  • Tư vấn nhân sự (HR Consulting): Đây là mảng tư vấn giúp khai thác hiệu quả tối đa giá trị từ nguồn nhân lực của công ty, có thể bao gồm việc xây dựng chế độ lương thưởng, quy trình tuyển dụng, giải pháp giữ chân người tài,…

3. Điều gì tạo nên sức hút cho ngành tư vấn quản trị?

Trong thời gian gần đây, Management Consulting ngày càng thu hút nhiều sự quan tâm hơn từ các bạn ứng viên. Rõ ràng, sức hút đó bắt nguồn từ: 

  • Cơ hội kết nối với những đồng nghiệp và đối tác vô cùng thông minh và xuất sắc. Đặc trưng của ngành tư vấn quản trị đó là làm việc theo các đội dự án. Mỗi dự án khác nhau sẽ là cơ hội để các nhà cố vấn quản trị mở rộng mạng lưới kết nối các mối quan hệ của mình bởi từng dự án sẽ có các đồng nghiệp và các đối tác khác nhau. Và với vòng tuyển chọn nhân sự khắt khe, chắc chắn rằng mỗi một nhà tư vấn đều có năng lực rất tuyệt vời. Các bạn hãy thử tưởng tượng xem, khi có cơ hội làm việc với rất nhiều người giỏi như vậy, cơ hội học hỏi và phát triển của các bạn sẽ rộng mở đến nhường nào!

  • Cơ hội làm việc trực tiếp với các giám đốc điều hành cấp cao. Còn điều gì tuyệt vời hơn khi có thể làm việc với các CEO và đội ngũ của họ bởi đây là cơ hội để các nhà cố vấn quản trị trau dồi kiến thức về cả chuyên môn và kỹ năng để có thể tạo tác động đến công ty của họ và mang lại một dự án thành công. Tác động chính là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động tư vấn: đó là tác động tích cực đến khách hàng, doanh nghiệp và xã hội nói chung.

  • Cơ hội phát triển bản thân. Sau mỗi một dự án, các nhà cố vấn quản trị có thể sẽ phải giải quyết vấn đề ở một ngành hoàn toàn mới, vì vậy, học và tìm hiểu một ngành nghề mới là một điều tất yếu. Chính sự đa dạng của các dự án cũng như cường độ của chúng sẽ là động lực thúc đẩy để các nhà tư vấn chủ động và không ngừng học hỏi, không ngừng rèn luyện. Bên cạnh đó, các công ty tư vấn còn tạo một môi trường rất tích cực, năng động để phát triển, khai thác hết tiềm năng con người. Những điều này có lẽ là lời lý giải hợp lý cho nhận định của một số công ty săn đầu người: “Một năm trong lĩnh vực tư vấn có thể tương đương hai đến ba năm trong lĩnh vực khác”.

  • Cơ hội đặt chân đến nhiều nơi trên khắp thế giới. Đa số các công ty tư vấn, đặc biệt là những công ty lớn như McKinsey, BCG hay Bain đều có rất nhiều văn phòng tại nhiều quốc gia. Việc mở rộng quốc tế là một trong những động lực và mục tiêu để tăng trưởng của những công ty này trong suốt nhiều năm qua. Chính vì vậy, các chuyên gia tư vấn sẽ có nhiều cơ hội để đặt chân đến nhiều quốc gia qua những dịp công tác khác nhau.

  • Mức lương đáng mơ ước. Theo IGotAnOffer, với một nhà tư vấn chiến lược trình độ đại học, họ có đạt mức thu nhập 80.000 USD tương đương 1,9 tỷ VNĐ. Với những nhà tư vấn có bằng MBA, con số này có thể lên tới 150.000 USD, tương đương 3,5 tỷ VNĐ (chưa tính tiền thưởng). Với mức đãi ngộ lớn như vậy, sức hút của ngành Management Consulting ngày càng nóng là điều hoàn toàn dễ hiểu.

4. Ngành tư vấn quản trị tạo tác động xã hội tích cực

Ngành tư vấn quản trị đang tích cực thể hiện trách nhiệm của mình đối với cộng đồng. Họ mở rộng hợp tác với các tổ chức xã hội, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ phúc lợi xã hội,… để đưa ra những chiến lược chuyển đổi, định hướng và mang lại những giải pháp tốt cho các vấn đề chung của cả cộng đồng.

Chẳng hạn như với ngành y tế công cộng, một số tác động tích cực có thể kể đến như các hãng tư vấn đã tham gia ứng phó với các đợt dịch bùng phát lớn như MERS, Zika, Ebola; mở rộng khả năng tiếp cận tiêm chủng ở các nước nghèo, phát triển chiến lược tài trợ vaccine; hỗ trợ chấm dứt các trường hợp tử vong ở trẻ em có thể phòng ngừa được; tăng cường khả năng ứng phó khẩn cấp,…

Theo nhận định của Madhu Pai của McGill, các nhà tư vấn và chiến lược kinh doanh của họ có ảnh hưởng cực kỳ lớn “Cách suy nghĩ của các công ty tư vấn đã trở thành cách nghĩ của các tổ chức y tế toàn cầu”. Chúng ta có thể thấy, tầm quan trọng của ngành tư vấn quản trị với cộng đồng và xã hội là không hề nhỏ.

5. Ngành tư vấn quản trị có đầy tiềm năng phát triển trong tương lai

Theo Businesswire, thị trường tư vấn quản trị toàn cầu đạt giá trị gần 977,3 tỷ USD vào năm 2018, tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 8,6% kể từ năm 2014 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 10,6% lên gần 1.460,2 tỷ USD vào năm 2022. Với tiềm năng phát triển mạnh mẽ như vậy, rất có khả năng, ngành này sẽ cần thu hút nhiều nguồn nhân lực tài năng hơn trong tương lai. Nếu có câu hỏi “Liệu rằng, trong tương lai ngành Management Consulting này có nguy cơ thừa lao động?” thì chắc hẳn rằng, những số liệu thể hiện tiềm năng phát triển ngành như trên đã phần nào giải đáp được thắc mắc này.

6. Lời kết

Mặc dù ngành nghề này có nhiều triển vọng và tạo nhiều sự hấp dẫn cho các bạn trẻ tuy nhiên để trở thành một nhà tư vấn cũng cần trải qua không ít áp lực, căng thẳng, khó khăn và cần một tinh thần vững, kiên trì, bền bỉ. 

Nếu bạn muốn trau dồi kiến thức, rèn luyện tư duy để ứng tuyển vào ngành Management Consulting trong tương lai, đừng bỏ lỡ khóa học Solving The Case nhé. Trainer của khóa học là cựu chuyên viên Tư vấn cấp cao tại Boston Consulting Group (BCG) chắc chắn sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về các kĩ năng và tư duy cần có, từ đó trở nên tự tin hơn để chinh phục ngành nghề hấp dẫn này!

Tham khảo ngay khóa học Solving The Case tại đây.

Đọc thêm: Kỹ năng cần có của management consultant

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp