Nguyên Tắc STAR – Bí Kíp Chinh Phục Nhà Tuyển Dụng

Vòng phỏng vấn chính là bước ngoặt cuối cùng để bạn chinh phục nhà tuyển dụng, có nhiều yếu tố để giúp cho bạn có một vòng phỏng vấn thành công, trong đó không thể không nhắc đến sự tự tin và trôi chảy trong cách trả lời của bạn. Tuy nhiên, trong tình thế áp lực trước những câu hỏi của nhà tuyển dụng, bạn có thể gặp rắc rối khi không thể sắp xếp được ý tưởng và suy nghĩ một cách có trình tự để thể hiện bản thân tốt nhất. Để giải quyết vấn đề ấy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu “Nguyên tắc STAR trong phỏng vấn” nhé.

Table of Contents

1. Nguyên tắc STAR là gì?

Trong các cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường xác định các kỹ năng và phẩm chất của ứng viên thông qua các câu hỏi hành vi, ví dụ như:

  • Hãy kể cho tôi một khoảng thời gian … 
  • Cho tôi một ví dụ khi bạn gặp vấn đề …
  • Bạn đã trải qua những gì và bài học …

 

Mặc dù các câu hỏi phỏng vấn hành vi thường không khó, nhưng đặt trong tình thế áp lực khi đối diện trước nhà tuyển dụng thì ứng viên cần phải thật bình tĩnh để hệ thống và sắp xếp lại câu trả lời một cách hợp lý nhất. Vì vậy, nguyên tắc STAR là một phương pháp giúp ứng viên giải quyết các câu hỏi trong phỏng vấn hành vi. Star là viết tắt của S – Situation (Tình huống); T – Task (Nhiệm vụ); A – Action (Hành động); R – Result (Kết quả). 

Thông qua việc áp dụng nguyên tắc STAR, bạn có thể ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng bằng câu chuyện của chính mình một cách dễ hiểu và hấp dẫn, bên cạnh đó, họ có thể dựa trên câu trả lời của bạn để xác định rằng bạn phù hợp với vị trí công việc nào.

2. Làm thế nào để áp dụng nguyên tắc STAR trong phỏng vấn?

2.1. Tìm một sự kiện thích hợp

  • Trước khi áp dụng nguyên tắc STAR, bạn cần tìm cho bản thân một tình huống thích hợp và liên quan đến câu hỏi của nhà tuyển dụng, ví dụ như khi họ hỏi rằng “Hãy kể về một lần bạn gặp khó khăn trong việc quản lý nhóm và cách bạn vượt qua”, bạn không thể trả lời rằng mình đã có những thành tựu gì khi làm trưởng nhóm mà hãy tập trung vào “một khó khăn lớn nhất bạn gặp phải khi quản lý nhóm” và “cách bạn vượt qua nó”.
  • Chúng ta thật sự không thể biết nhà phỏng vấn sẽ hỏi những gì, tuy nhiên, bạn có thể chuẩn bị trước một vài câu chuyện liên quan đến những kỹ năng thuộc vị trí ứng tuyển của bạn và cách áp dụng nguyên tắc STAR để diễn giải.
  • Nếu như trong quá trình phỏng vấn gặp khó khăn khi phải nghĩ ra câu trả lời thích hợp, bạn có thể hỏi xin nhà tuyển dụng một phút để suy nghĩ, nó sẽ giúp bạn bình tĩnh và trả lời mạch lạc hơn.

2.2. Đưa ra tình huống – Situation

  • Mô tả tình huống bạn thực hiện một công việc hoặc thách thức mà bạn phải đối mặt một cách ngắn gọn.
  • Mục tiêu của bạn ở đây là vẽ ra một bức tranh rõ ràng về tình huống bạn đang gặp phải, hãy nhấn mạnh vào sự phức tạp của nó để giúp cho kết quả bạn tạo ra trở nên sâu sắc hơn. Bạn nên nhớ rằng hãy giữ cho câu trả lời thật ngắn gọn, tập trung vào những chi tiết quan trọng và bỏ qua những chi tiết gây dài dòng.

\"nguyên-tắc-STAR\"

2.3. Đặt ra nhiệm vụ cần thiết – Task

  • Đây là lúc bạn mô tả trách nhiệm của mình trong tình huống đó và nó nên phù hợp với vị trí công việc bạn ứng tuyển hiện tại. 
  • Bạn có thể bị nhầm lẫn phần “Task” với phần “Action – Hành động”. Tuy nhiên, “Task” là phần dành riêng cho việc cung cấp thông tin chi tiết về trách nhiệm của bạn trong tình huống cụ thể, giống như mục tiêu bạn đặt ra trước khi đi sâu vào những gì bạn thật sự đã làm.

2.4. Bạn đã xử lý như thế nào –  Action

  • Bạn hãy mô tả cách bạn đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc giải quyết thách thức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuyệt đối tránh những câu trả lời chung chung như “Tôi đã làm việc rất chăm chỉ”, “Tôi đã thực hiện một số nghiên cứu”, bên cạnh đó, lúc này bạn nên nhấn mạnh vào những gì bạn đã làm thay vì những người xung quanh bạn đã làm (Ví dụ “Tôi đã làm…” thay vì “Sếp tôi đã làm…)
  • Đây là lúc bạn thể hiện sự đóng góp của mình nên hãy đảm bảo rằng bạn cung cấp đầy đủ thông tin chính xác về những gì bạn đã làm bao gồm việc “Làm việc với ai?”; “Sử dụng những công cụ nào?”; “Hình thành một kế hoạch chi tiết như thế nào?”;…

2.5. Kết quả đạt được – Result

  • Phần cuối cùng chính là chia sẻ với nhà tuyển dụng về kết quả bạn đã đạt được, tất nhiên rằng bạn nên kể một câu chuyện có kết quả tích cực thay vì “Kết quả là tôi bị sa thải”. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể kể về việc bạn đã thất bại hoặc mắc lỗi như thế nào và nhấn mạnh ở khúc cuối rằng bạn đã học được những gì và cách bạn cải thiện chúng.
  • Đây là phần rất quan trọng vì bạn sẽ tỏa sáng bản thân thông qua những hành động của bạn, nó đã gây ra tác động như thế nào? Bên cạnh đó, bạn nên định lượng kết quả tạo ra bằng những con số cụ thể để nhấn mạnh với nhà tuyển dụng rằng tại sao nó quan trọng.

\"nguyên-tắc-phỏng-vấn\"

3. Ví dụ minh họa khi áp dụng nguyên tắc STAR

Nhà phỏng vấn: “Hãy kể về quá trình bạn phải hoàn thành rất nhiều công việc cùng một lúc

Trả lời:

Situation: Trong vai trò quản lý dự án trước đây, tôi được giao phụ trách sự kiện với quy mô 500 người – bên cạnh việc học hàng ngày của tôi.

Task: Tôi cần quản lý các team content, partner development, marketing hoàn thành nhiệm vụ đúng tiến độ và không để điểm số trên lớp trượt xuống dưới mục tiêu ban đầu.

Hành động: Để làm được điều đó, tôi đã chia thời gian của mình thành nhiều khung giờ nhỏ, mỗi khung giờ tôi phải đảm bảo hoàn thành một nhiệm vụ khác nhau. Buổi sáng tôi sẽ tập trung tuyệt đối học trên lớp, buổi trưa tôi sẽ kiểm tra tiến độ công của các team trong dự án và làm việc với họ nếu có vấn đề xảy ra. Buổi tối tôi sẽ dành thời gian cho việc ôn bài và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong ngày.

Kết quả: Dự án của chúng tôi hoàn thành đúng tiến độ và số lượng người tham gia vượt mốc 700 người. Kết quả học tập trên lớp của tôi đảm bảo ở mức độ 3.0.

4. Thực hành

Bạn có thể luyện tập nguyên tắc STAR thật nhuần nhuyễn thông qua những ví dụ sau đây nhé:

  • Hãy miêu tả cách bạn giải quyết tình huống khẩn cấp.
  • Bạn đã từng hoàn thành công việc dưới áp lực lớn chưa?
  • Hãy miêu tả một lần bạn hoàn thành công việc vượt ngoài mong đợi.
  • Hãy kể về một lỗi sai của bạn và cách bạn vượt qua nó.
  • Bạn đã bao giờ hoàn thành một công việc ngoài vị trí chuyên môn của mình chưa?

 

5. Lời kết

Vòng phỏng vấn chính là cơ hội để bạn trực tiếp thể hiện tiềm năng của bản thân với nhà tuyển dụng, tuy nhiên, cho dù bạn trải qua những câu chuyện hoành tráng và đạt được những “chiến công hiển hách” như thế nào thì cũng đều vô nghĩa nếu bạn không thể hiện nó thật tốt với sự tự tin, rõ ràng và mạch lạc. Vì vậy nên hãy trang bị nguyên tắc STAR như một bí kíp để bạn chinh phục mọi nhà tuyển dụng nhé.

Đọc thêm: Chân dung ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp