Nguyên tắc MECE là một nguyên tắc nổi tiếng và thường được dùng như mô hình giải case interview khi ứng tuyển vào các công ty tư vấn quản trị, nhưng nguyên tắc MECE còn là chìa khóa kỳ diệu giúp giải quyết vấn đề có trong case interview có thể được sử dụng ở mọi nơi, mọi lúc và cho bất kỳ ai.
Sau đây là các hướng dẫn giúp bạn hiểu rõ hơn cũng như cách trả lời câu hỏi dựa theo nguyên tắc MECE khi giải case interview và một vài bài tập nhỏ để giúp bạn sử dụng thành thạo nguyên tắc này trước khi bước vào vòng case interview của quy trình tuyển dụng tư vấn quản trị.
Table of Contents
1. Giới thiệu về nguyên tắc MECE
Nguyên tắc MECE là viết tắt của cụm từ “Loại trừ lẫn nhau” (Mutually Exclusive), “Không bỏ sót” (Collectively Exhaustive). Nguyên tắc MECE dùng để chia nhỏ các mục thành nhiều phần nhỏ. “Loại trừ lẫn nhau” có nghĩa là không chồng chéo giữa các phần lên nhau, trong khi “Không bỏ sót” có nghĩa là tất cả các phần được kết hợp lại từ các mục ban đầu mà không có bất kỳ bỏ sót nào.
Bản thân MECE không phải là một framework, mà là một nguyên tắc cho các framework, hay còn gọi là nguyên tắc MECE. Khi một mô hình giải case interview dựa trên nguyên tắc MECE, các thành phần của mô hình đó không được có bất kỳ sự chồng chéo nào nhưng vẫn đảm bảo bao hàm được các yếu tố gốc rễ khác.
Chắc hẳn bạn đang tự hỏi rằng: Phương pháp thần bí này bằng cách nào để giúp bạn cải thiện kỹ năng logic và khả năng hiểu nhanh được vấn đề? Làm thế nào mà một nguyên tắc như vậy lại mang đến cho bạn sức mạnh trong phòng phỏng vấn? Sau đây là 3 câu trả lời ngắn gọn cho các thắc mắc trên của bạn:
- Tạo framework cho riêng mình với nguyên tắc MECE
Trong vòng case interview, không phải lúc nào bạn cũng được giao các case interview phổ biến. Khi đó các case interview mà bạn gặp sẽ không phù hợp với các mô hình giải case interview thông thường. Nếu bạn biết cách sử dụng thành thạo nguyên tắc MECE, bạn có thể giải quyết mọi trường hợp, ngay cả khi bạn không thể giải quyết bằng cách sử dụng “Doanh thu – Chi phí” (Profitability Framework) hoặc “Khách hàng, Đối thủ cạnh tranh, Công ty” (3Cs Framework) hoặc trong trường hợp bạn gặp một case interview thông thường nhưng đi kèm là các câu hỏi khó từ nhà tuyển dụng.
- Tự tin với nguyên tắc MECE
Người phỏng vấn quan tâm đến sự tự tin, nhưng chỉ khi tự tin xuất phát từ năng lực. Vì vậy, sử dụng thành thạo nguyên tắc MECE là cách để tăng sự tự tin của bạn và thể hiện rõ năng lực của bạn. Hãy tưởng tượng bạn sẽ tự tin như thế nào nếu bạn có thể giải quyết mọi case interview trong khi luyện tập và khi phỏng vấn thực tế.
- Lập luận logic với nguyên tắc MECE
Mỗi nhà tư vấn quản trị đều có một điểm chung là lối suy nghĩ, giao tiếp theo cách logic và có cấu trúc rành mạch. Bên cạnh việc trở thành một người phù hợp với nhu cầu tuyển dụng của công ty, chìa khóa để kết nối với nhà tuyển dụng là nói ngôn ngữ của họ – ngôn ngữ với cấu trúc cực kỳ logic trong tất cả các lập luận. Học cách sử dụng thành thạo nguyên tắc MECE sẽ giúp bạn đạt được điều đó.
2. 5 giải pháp giúp hình thành nguyên tắc MECE
2.1. Giải pháp đại số (Algebraic structures)
Giải pháp đại số bao gồm các vấn đề xoay quanh các phương trình toán học. Nhiều case interview tuyển dụng những nhà tư vấn quản trị tiềm năng thường liên quan đến việc tối ưu hóa một số liệu nhất định. Khi đó, việc tìm phương trình cho số liệu đó là một cách để phân tích vấn đề. Phương trình định lượng nổi tiếng nhất là “Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí”, nhưng bạn có thể tạo cho riêng mình phương trình cho bất kỳ số liệu nào dựa trên giải pháp đại số của nguyên tắc MECE.
2.2. Giải pháp theo quy trình (Process structures)
Bạn có thể xem xét một số vấn đề trong vòng case interview như một quá trình có giai đoạn đầu, giai đoạn giữa và giai đoạn cuối. Mỗi bước trong quá trình xem xét là một phần trong mô hình giải giải case interview. Ví dụ, khi xem xét về vấn đề giảm thị phần viên nén cà phê sản xuất bởi công ty của bạn, bạn có thể chia quá trình chọn mua viên nén từ khách hàng thành 3 phần: đầu tiên là khách hàng chọn địa điểm để mua viên nén; tiếp theo là vị khách hàng đó đưa ra sự so sánh giữa các loại viên nén cà phê trong cửa hàng; cuối cùng là người đó đưa ra quyết định mua loại viên nén nào mà trong số chúng có viên nén là sản phẩm của công ty bạn. Bạn nên lưu ý rằng, việc giảm thị phần có thể là vấn đề của ít nhất 1 trong 3 phần của quá trình đó. Đây là một giải pháp dựa trên nguyên tắc MECE được nhiều người ưa chuộng vì tính ứng dụng cao và lợi ích to lớn khi làm công việc tư vấn quản trị.
2.3. Giải pháp dựa trên khái niệm (Conceptual structure)
Nhiều người gọi đây là \”mô hình theo định tính\” theo nguyên tắc MECE. Một ví dụ trong số này là mô hình giải case interview 3Cs (Khách hàng, Công ty và Cạnh tranh) hoặc mô hình 4Ps của marketing (Sản phẩm, Định giá, Vị trí và Quảng cáo). Việc xây dựng một danh sách dựa trên nguyên tắc MECE gồm các danh mục định tính khó hơn nhiều so với việc xác định định lượng của tổng một phương trình, chẳng hạn “Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí”, bằng bao nhiêu. Vì vậy mô hình theo khái niệm là khó sử dụng nhất trong nguyên tắc MECE.
2.4. Giải pháp theo phân đoạn (Segmentation structure)
Phân đoạn là thành phần của vấn đề được chia nhỏ và vì thế, giữa các phân đoạn không nhất thiết phải khác nhau. Chính vì thế, việc phân đoạn vấn đề đôi khi không giải đáp chính xác nguyên nhân gốc rễ. Nhưng chúng rất hữu ích để giúp bạn cảm nhận được sự hiện diện của các vấn đề và tạo ra các giả thuyết liên quan đến chúng. Ví dụ case interview mà bạn gặp phải là về vấn đề thị phần của Nespresso đang giảm: nếu thị phần chỉ giảm ở phân khúc doanh nghiệp chứ không phải nhà hàng hoặc người tiêu dùng, có thể Nespresso đang gặp vấn đề với doanh số hoặc giá cả. Bạn không thể biết nguyên nhân chính xác nếu chỉ dựa trên giải pháp theo phân đoạn của nguyên tắc MECE, nhưng bạn biết vấn đề đang nằm ở đâu và bạn sẽ có hướng để điều tra thêm về vấn đề đó.
2.5. Giải pháp từ trái nghĩa (Opposite words)
Sử dụng các từ đối lập là một cách hiệu quả để tạo ra một mô hình giải case interview tức thì trong khi phỏng vấn tuyển chọn nhà tư vấn quản trị. Ví dụ như việc so sánh “bên trong” và “bên ngoài” doanh nghiệp, hoặc “lượng cung” và “lượng cầu” của thị trường. Nhưng, việc sử dụng giải pháp này sẽ không bao giờ giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng vì sử dụng các từ đối lập rất quen thuộc với mọi người và nó không có tính đột phá. Giải pháp từ trái nghĩa cũng giống như việc sử dụng dầu ô liu ngon trong nấu ăn: nó làm cho món ăn ngon hơn mà hầu như không tốn nhiều công sức, nhưng bạn cũng không bao giờ gọi ai là đầu bếp giỏi chỉ vì họ sử dụng rất nhiều dầu ô liu bao giờ.
3. Luyện tập nguyên tắc MECE
Để giúp bạn hiểu thêm và cách sử dụng của nguyên tắc MECE, sau đây là một số bài tập ngắn mà bạn có thể thực hành:
Bài tập 1:
Các câu sau đây có sử dụng giải pháp phân đoạn dựa trên nguyên tắc MECE không? Nếu không, hãy giải thích tại sao và sửa lại để chúng theo nguyên tắc MECE.
- Các châu lục trên thế giới: Âu Á, Châu Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á
- Hình thức vận chuyển: Vận tải đường bộ, vận tải đường biển, vận tải hàng không
- Các bộ phận của cơ thể con người: Đầu, thân, bụng, tay, chân
- Các quốc gia ở Vương quốc Anh: Anh, Scotland, Wales, Ireland
- Các bộ phận của chuỗi cung ứng: Đầu vào, đầu ra
Bài tập 2:
Phân đoạn từng thông tin sau theo 3 cách khác nhau và dựa theo càng nhiều giải pháp của nguyên tắc MECE càng tốt:
- Các thuộc tính của một chiếc ô tô
- Các loại thực phẩm
- Các khía cạnh của một quốc gia
Bài tập 3: Làm thế nào để các vấn đề về ma túy có thể được giảm bớt?
Bài tập 4: Bạn đánh giá như thế nào về tác động môi trường của xe máy ở nước bạn?
Bài tập 5: Apple nên làm gì để tăng doanh số bán iPhone?
Bài tập 6: Một nhà hàng nên đưa ra chiến lược thực đơn của mình như thế nào?
4. Lời kết
Bạn đã đến được thử thách cuối cùng của quy trình tuyển dụng vào công ty tư vấn chiến lược: case interview. Đây là vòng mà tư duy theo nguyên tắc MECE sẽ được kiểm tra triệt để. Nhà tuyển dụng sẽ thúc đẩy, thách thức và đồng thời đánh giá năng lực của bạn. 5 giải pháp của nguyên tắc MECE sẽ cho phép bạn sáng tạo các mô hình giải case interview cho bất kỳ vấn đề nào ngay cả khi bạn gặp một case interview kỳ lạ hay thậm chí khi bạn chưa bao giờ nghe nói về ngành này trước đây .