Tìm Hiểu Công Ty Tư Vấn Mckinsey & Company

Bạn có biết rằng CEO hiện tại của Google Inc. Sundar Pichai, COO của Facebook Sheryl Sandberg hay người đã vực dậy LEGO GROUP từ bờ vực phá sản – Jorgen Vig Knudstorp đều bắt đầu sự nghiệp của họ tại McKinsey & Company không? 

\"Mckinsey

Nhắc đến các công ty trong ngành tư vấn quản trị hay tư vấn chiến lược (management consulting), chúng ta không thể nào bỏ qua bộ ba \”ông lớn\” quyền lực nhất, bao gồm: McKinsey & Company, Bain & Company và Boston Consulting Group – hay còn được biết đến với cụm từ viết tắt \”MBB\”. 

Với bài viết này, Vietnam Management Consulting sẽ dành riêng để giúp các bạn giải đáp mọi thắc mắc về chữ cái \”M\” đầu tiên trong MBB – McKinsey & Company nhé.

Table of Contents

1. Giới thiệu chung về McKinsey & Company 

McKinsey & Company là công ty tư vấn quản trị hay tư vấn chiến lược hàng đầu trên thế giới với khoảng 100 văn phòng tại hơn 50 quốc gia, bao gồm Việt Nam với trụ sở hiện đặt tại thủ đô Hà Nội.

Tương tự các công ty khác trong ngành, McKinsey & Company cung cấp những dịch vụ tư vấn quản trị và hỗ trợ hoạch định chiến lược cho các doanh nghiệp, tổ chức trong khu vực tư lẫn khu vực công. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của McKinsey rất đa dạng về ngành nghề, bao gồm các y bác sĩ, kỹ sư, nhà thiết kế, chuyên gia về khoa học dữ liệu, các nhà quản trị doanh nghiệp, công chức, cựu quân nhân và cả những nhà nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy mà các mảng tư vấn của McKinsey trải rộng trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau.

\"chuyen-gia-tu-van-Mckinsey

Trong bộ ba MBB, McKinsey chính là \”anh cả\” nếu xét về tuổi đời. Lịch sử của công ty này khởi đầu vào năm 1926 với nhà sáng lập là James Oscar McKinsey, một giáo sư chuyên ngành kế toán tại Đại học Chicago, Hoa Kỳ. 

Tuy nhiên, phải đến thời kì dẫn dắt của Marvin Bower vào các thập niên 50s, 60s của thế kỉ XX, diện mạo tổng thể mà chúng ta có thể thấy ở hiện tại của McKinsey mới được định hình. Chính Bower là người đã tạo ra những nguyên tắc cốt lõi dẫn đến sự thành công của McKinsey, cũng như hình thành nên văn hoá làm việc mà cho đến tận ngày nay bất cứ chuyên viên tư vấn nào của công ty cũng phải tuân theo.

Không những vậy, xét về tổng thu nhập và số lượng nhân sự, McKinsey & Company hiện tại chính là công ty tư vấn chiến lược lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Forbes vào năm 2020, doanh thu của McKinsey lên đến 10.6 tỉ đô-la và hiện có khoảng 30.000 nhân viên trực thuộc.

2. Văn hoá làm việc tại McKinsey & Company

Khi mới được tuyển dụng vào McKinsey, mỗi nhân viên đều được trao tận tay quyển sách mang tên \”Perspective on McKinsey\”. Đây chính là lời giải thích cặn kẽ của Marvin Bower dành cho các thế hệ chuyên gia của mình về tầm nhìn xây dựng một McKinsey vững mạnh dựa trên những giá trị và nguyên tắc nhất định, là nền tảng hình thành nên văn hoá làm việc đặc trưng của công ty, cũng đồng thời là yếu tố tạo nên uy tín và thành công của McKinsey cho đến thời điểm hiện tại.

\"McKinsey-hongkong-office\"

2.1. Đề cao những giá trị cốt lõi của công ty 

McKinsey & Company nổi tiếng với việc xem trọng những giá trị đã đề ra. Đó không phải những vế câu sáo rỗng dùng để trang trí cho website mà là những chỉ dẫn cụ thể, thực chất trong cách làm việc dành cho các chuyên gia của McKinsey và được nhắc đi nhắc lại trong suốt thời gian họ còn là nhân viên của công ty. 

McKinsey còn có hẳn một ngày gọi là Values Day vào tháng 6 hàng năm chỉ để các nhân viên có thể gặp gỡ, trò chuyện và thảo luận về những giá trị của công ty cũng như cách thức để đưa những giá trị đó vào trong công việc một cách hiệu quả nhất. 

Nói cách khác, mỗi một giá trị tương ứng với một khía cạnh trong văn hoá làm việc tại McKinsey. Các giá trị này bao gồm 3 giá trị chính:

  • Trung thành với những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất
  •  Cải thiện đáng kể hiệu suất của khách hàng
  •  Kiến tạo môi trường tuyệt vời nhất cho những cá nhân xuất sắc 

\"McKinsey

Đi kèm với mỗi giá trị chính như trên là những giá trị nhỏ hơn đóng vai trò diễn giải và hướng dẫn. Ví dụ như \”Trung thành với những tiêu chuẩn nghề nghiệp cao nhất\” nghĩa là McKinsey luôn \”đặt quyền lợi của khách hàng lên trước quyền lợi của công ty\”, \”luôn duy trì những tiêu chuẩn và điều kiện ở mức cao đối với dịch vụ khách hàng\”, \”tuân thủ những chuẩn mực đạo đức cao nhất\”, \”bảo mật thông tin khách hàng\”,..v..v..

2.2. Di chuyển thường xuyên 

Trên thực tế, các chuyên gia tư vấn của McKinsey dành rất ít thời gian tại văn phòng làm việc. Họ phải di chuyển đến những nơi khác nhau gần như liên tục để đồng hành cùng nhóm và khách hàng của mình trong các dự án mới. 

Không chỉ về mặt địa lí, các nhân viên của McKinsey còn phải thay đổi liên tục những mối quan hệ trong công việc. Mỗi khách hàng mới sẽ tương ứng với một nhóm làm việc mới. Và một nhóm tiêu chuẩn tại McKinsey thường bao gồm các nhân sự đến từ những quốc gia khác nhau và cũng có thể có lĩnh vực chuyên môn khác nhau.

\"mckinsey-vancouver\"

2.3. Tôn trọng đồng nghiệp bằng những góp ý mang tính xây dựng

Tại McKinsey, định nghĩa của “tôn trọng” chính là luôn thúc đẩy đồng nghiệp của mình phát huy hết tiềm năng của họ thông qua sự góp ý sâu sắc, chuyên nghiệp và thường xuyên cũng như luôn luôn đi kèm với lời đề nghị sẵn sàng giúp đỡ.

Khi làm việc ở đây, mỗi người đều nhận được những góp ý hoặc khuyến nghị gần như liên tục và cũng được mong đợi sẽ đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng đối với các nhân viên khác. Điều này một phần xuất phát từ giá trị chính thứ ba của công ty – \”Kiến tạo môi trường tuyệt vời nhất cho những cá nhân xuất sắc\”. Như vậy, các nhân viên tại đây sẽ luôn được học hỏi lẫn nhau, góp phần tạo ra một cộng đồng thực sự gắn kết và tiến bộ không ngừng về chuyên môn ở McKinsey.

\"giving-feedback-mckinsey&company\"

2.4. Tiếp cận vấn đề một cách quy củ nhưng \”Hãy tạo ra một McKinsey của riêng bạn\”

Các nhân viên tại McKinsey được đào tạo để có những phương thức giao tiếp, suy nghĩ và giải quyết vấn đề tương tự nhau dựa trên khối tri thức to lớn được tích luỹ suốt gần 100 năm hình thành và phát triển. Điều này rất hữu ích khi các nhân viên được bố trí vào một dự án hay một nhóm mới, bởi lẽ thay vì phải tốn rất nhiều thời gian để ngồi lại thỏa thuận về cách làm, họ hoàn toàn có thể bắt tay ngay vào công việc và tìm thêm những phương thức giải quyết vấn đề bổ trợ khác liên quan đến đặc thù của từng lĩnh vực tư vấn. 

Tuy vậy, đừng hiểu lầm rằng văn hoá làm việc nói trên sẽ hạn chế sự sáng tạo hay cá tính của các nhân viên. McKinsey thực chất luôn khuyến khích các nhân viên tìm ra đam mê và thế mạnh của mình cũng như đào sâu thêm những kiến thức chuyên ngành, từ đó kết hợp với các quy củ kể trên để tạo ra hiệu năng tốt nhất cho công việc. 

Đó mới chính là ý nghĩa toàn vẹn của phương châm \”Hãy tạo ra một McKinsey của riêng bạn\”!

\"make-your-own-mckinsey\"

2.5. \”Up-or-out\”: Thăng chức hoặc Bị đuổi

Điều này có nghĩa là nếu không đạt được sự thăng tiến nào trong vòng hai năm, bạn buộc phải nhường chỗ cho người khác. Đây là chính sách được áp dụng phổ biến tại các công ty tư vấn quản trị khác trong MBB chứ không riêng McKinsey và được xem là một phương thức hữu hiệu để khuyến khích sự phấn đấu ở các nhân viên cũng như duy trì một bộ phận nhân sự thật sự chất lượng.

Chính sách này rõ ràng sẽ làm tăng thêm áp lực trong môi trường làm việc vốn đã tương đối khắc nghiệt của ngành tư vấn quản trị. Nhưng \”hãy nhớ rằng kim cương được kết tinh dưới sức nặng của rất nhiều ngọn núi\”, \”up-or-out\” cũng là lý do mà ngành tư vấn quản trị nói chung và McKinsey nói riêng trở thành bước đệm vững chắc đầu tiên cho rất nhiều nhà lãnh đạo có sức ảnh hưởng trên thế giới.

3. Lương thưởng và chế độ đãi ngộ tuyệt vời của McKinsey & Company 

Theo số liệu năm 2020 từ Position and Location, mức lương trung bình một năm tại McKinsey như sau:

  • Tư vấn viên mới vào nghề: từ $90,000 đến $110,000
  • Trình độ MBA/Các cộng sự đã có kinh nghiệm: khoảng $233,000 
  • Quản lý: khoảng $250,000
  • Đối tác và Giám đốc: lên đến $1,300,000

\"\"

Không những thế, bữa ăn trưa và bữa ăn tối của bạn cũng được công ty chi trả. Taxi và xe hơi cho thuê cũng luôn sẵn sàng phục vụ cho nhu cầu của các nhân viên. 

Đối với các nhân viên mới, sẽ luôn có một người hướng dẫn (mentor) ở bên để lắng nghe và hỗ trợ họ về mọi mặt trong công việc, đóng góp ý kiến giúp họ phát triển hơn và thậm chí là đưa họ đến những cơ hội thăng tiến khác.

Vậy theo bạn, mức lương và đãi ngộ nói trên có tương xứng với áp lực và khối lượng công việc cực lớn khi làm việc tại McKinsey không?

4. McKinsey & Company khác gì so với những công ty tư vấn quản trị khác?

Bên cạnh những đặc thù về môi trường làm việc kể trên, McKinsey còn tạo dựng được thương hiệu riêng cho mình với những yếu tố độc đáo như sau:

4.1. Mạng lưới cựu nhân viên rộng lớn nhất và vô cùng gắn kết

Với lịch sử phát triển lâu dài và số lượng nhân viên nhiều nhất trong MBB, McKinsey hiện có hơn 34,000 cựu nhân viên đang làm việc tại khoảng 15,000 tổ chức ở 120 quốc gia. Họ có thể là những đối tác, những khách hàng tiềm năng của công ty, là đối tác của nhau hoặc chính là những cơ hội sau khi làm việc ở McKinsey dành cho các nhân viên hiện tại. Vì lẽ đó mà mạng lưới này được xem như một tài sản quý giá, một niềm tự hào và là một trong những chìa khóa dẫn đến sự phát triển bền vững suốt hơn 90 năm qua của McKinsey.

\"\"

Để duy trì và phát triển mạng lưới quan trọng này, McKinsey có hẳn một website dành riêng cho các cựu nhân viên. Hơn nữa, hàng năm công ty còn tổ chức một loạt những sự kiện, hội nghị để các cựu nhân viên có thể gặp gỡ và trao đổi với nhau về các thông tin trong ngành. Đây dường như là một loại \”đãi ngộ trọn đời\” vô cùng hấp dẫn dành cho những ai đã và đang làm việc tại McKinsey.

4.2. Đầu tư cho tri thức

Theo số liệu chính thức của công ty, mỗi năm, McKinsey dành khoảng 700 triệu đô-la cho việc nghiên cứu bổ sung vào kho kiến thức chung và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Điều này đồng nghĩa với việc các chuyên gia tư vấn của McKinsey luôn được cung cấp sẵn những tài liệu chất lượng cần thiết cho công việc của mình và phải thường xuyên tham dự những khoá học hoặc chương trình đào tạo ngắn hạn để cải thiện kỹ năng và kiến thức của bản thân.

\"mckinsey-research\"

Cùng với việc thường xuyên góp ý cũng như nhận được góp ý đã nhắc đến ở trên, McKinsey đã không chỉ là nơi làm việc mà còn trở thành một \”trường học\” thật sự, nơi mà các nhân viên phải không ngừng học hỏi và nâng cao khả năng của bản thân từ các cơ hội do công ty cung cấp và từ những đồng nghiệp xung quanh. Tinh thần đề cao tri thức của McKinsey thực sự rất đáng quý và chắc chắn là một trong những lí do khiến công ty này trở thành bệ phóng vô cùng vững chắc cho những nhà lãnh đạo tương lai.

4.3. PST – Problem Solving Test

Sự khác biệt giữa McKinsey với những công ty tư vấn quản trị khác còn nằm ở quy trình tuyển dụng, cụ thể hơn chính là PST – bài kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề của công ty.

McKinsey PST vốn \”khét tiếng\” về độ khó nhằn và được công ty xem là một công cụ hiệu quả để loại bỏ một số lượng lớn ứng viên sau vòng đơn. Vì vậy trước khi quyết định nộp vào McKinsey, hãy chắc chắn rằng bạn đã có sự chuẩn bị kỹ càng nhất cho bài kiểm tra này.

\"mckinsey&company-problem-solving-test\"

5. Lời kết

Với những đặc điểm kể trên, McKinsey & Company nói riêng và MBB nói chung đều là những cơ hội nghề nghiệp trong mơ của rất nhiều sinh viên mới ra trường. Nếu đặt mục tiêu tương lai cho mình là những công ty này, bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và chuẩn bị tất cả những hành trang cần thiết ngay từ bây giờ nhé!

Đọc thêm: Quy trình ứng tuyển vào các công ty tư vấn nổi tiếng 

Chia sẻ:

Facebook
Twitter
LinkedIn
Email
Print
0 0 đánh giá
Đánh giá nội dung
guest
0 Comments
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Table of Contents

Bài viết liên quan

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE

HOW TO STRUCTURE MARKET ENTRY CASE Khi chuẩn bị cho case interview, một trong những chủ đề phổ biến nhất mà bạn có thể gặp